GIẢI PHÁP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỪ CÔNG NGHỆ IN 3D
Câu chuyện của một tuần trở lại đây đó là thảm họa cháy rừng Amazon, thật tồi tệ hơn khi khu rừng này hấp thụ một lượng lớn khí carbon dioxide trên thế giới, một loại khí nhà kính được cho là nhân tố lớn nhất gây ra tình trạng biến đổi khí hậu.
Hội nghị thượng đỉnh G7 vẫn chưa có giải pháp tốt nhất để giải quyết nổi vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu, thì có những các quốc gia các phải hứng chịu những hậu quả nghiêm trọng quá trình nóng lên của trái đất, trong đó có Việt Nam thân yêu của chúng ta.
Việc nóng lên của Trái đất còn làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái biển trầm trọng, những rạn san hô đang dần biến mất. Hơn 30% rạn san hô Great Barrier, hệ thống rạn san hô lớn nhất thế giới nằm ở Biển San hô ngoài khơi Australia, đã bị đánh bật bởi sóng nhiệt xảy ra vào năm 2016 và 2017, nếu nhiệt độ trung bình của Trái đất tăng thêm 4 độ F, thì gần như tất cả các hệ thống rạn san hô của thế giới sẽ bị mất, nơi được sử dụng làm chỗ sinh sống thiết yếu cho nhiều loài cá, nuôi sống hơn một tỷ người mỗi năm. Ngoài ra, còn do chính tác động xấu của con người.
Trước khi đợi một giải pháp tốt từ hội nghị G7 thì một dự án giúp xây dựng lại các hệ thống rạn san hô trên khắp thế giới đã được phát triển bằng Công nghệ in 3D để tạo ra các cấu trúc san hô nhân tạo.
Các rạn san hô in 3D có thể bắt chước các hình dạng tự nhiên thu hút các loài cá khác nhau, chúng sẽ sử dụng các cấu trúc nhân tạo này làm nơi sinh sống trong nỗ lực mang lại quần thể cá sống động từng sống ở các rạn san hô.
Có nhiều yếu tố được biết là ảnh hưởng đến việc thu hút các sinh vật tới rạn san hô và đặc biệt là cá. Một yếu tố quan trọng là sự phức tạp về cấu trúc của một thuộc địa san hô, từ đó cung cấp nơi trú ẩn cho cá trú ngụ. Nó đã được chứng minh rằng sự phức tạp về cấu trúc san hô có tương quan với đa dạng sinh học rạn san hô.
Sự ra đời của 1 loại máy in 3D sử dụng một loại nhựa sinh học có thể phân hủy sinh học và hoạt tính sinh học làm từ ngô, sắn hoặc mía, để tạo ra các cấu trúc giống như cột sau đó được lắp đặt vào trong nước. Từ đó, các cột được trồng riêng với san hô nuôi để mô phỏng sự phức tạp của hệ sinh thái rạn san hô.
Những nỗ lực này sẽ đưa các loài cá quan trọng trở lại các khu vực này trong nỗ lực tái tạo lại hoàn toàn các rạn san hô bị biến mất do biến đổi khí hậu.
Trong nghiên cứu cụ thể này, các nhà khoa học đang sử dụng công nghệ in 3D để hiểu thêm liệu các cấu trúc nhân tạo có thể nuôi dưỡng một hệ sinh thái tự nhiên nơi các loài cá cần thiết cho các hệ sinh thái này có thể phát triển, cũng như những lợi thế của việc sử dụng các công cụ thiết kế tiên tiến như quét 3D để tạo ra san hô nhân tạo.
Thành công của nghiên cứu này có thể nâng cao hiểu biết của chúng ta về lợi ích của các rạn san hô với môi trường xung quanh, cung cấp các công cụ thiết kế cho các bể cá quy mô lớn và do đó giảm sự phụ thuộc vào san hô sống và cung cấp các hướng dẫn và công cụ thiết kế từ công nghệ in 3D, quét 3D.
Một hành động đẹp của bạn cũng có thể bảo vệ Trái đất và ThinkSmart cũng vậy, dùng chính công nghệ 3D của mình để thúc đẩy một nền công nghiệp sạch và tạo ra các giá trị nhân văn cho con người.
Khám phá thêm những ứng dụng của Công nghệ 3D:
Công nghệ in 3D & Trí tuệ nhân tạo – Cặp đôi hoàn hảo của tương lai