Tối Ưu Hóa Biên Dạng Cánh Máy Bay Không Người Lái UAV

Máy bay không người lái, viết tắt tiếng Anh là UAV (Unmanned Aerial Vehicle) là tên gọi chỉ chung cho các loại máy bay mà không có người lái ở buồng lái, hoạt động tự lập và thường được điều khiển từ xa từ trung tâm hay máy điều khiển. Ứng dụng của UAV drone đang tăng lên mạnh mẽ, từ các mục đích quân sự cho đến nghiên cứu khoa học, điện ảnh – truyền hình, nông nghiệp, thương mại, vận chuyển, giải trí.
TẠI SAO PHẢI MÔ PHỎNG CÁNH MÁY BAY ?
Việc nghiên cứu thiết kế máy bay không người lái là vấn đề tương đối phức tạp đòi hỏi chuyên môn sâu, tốn nhiều kinh phí, nguồn lực. Mô phỏng máy bay là sự lựa chọn hàng đầu cho các giải pháp tối ưu giúp dễ dàng phân tích chuyên sâu, tiết kiệm chi phí, thời gian thiết kế.
Trong máy bay không người lái, cánh là bộ phân quan trọng giúp điều khiển máy, tăng lực nâng mà không tạo ra lực cản chính diện. Việc áp dụng bài toán CFD giúp kỹ sư tính toán được phân bố áp suất theo từng biên dạng cánh máy bay, tương ứng từng góc tấn khi hoạt động. Giúp tối ưu hóa biên dạng cánh máy bay để cải thiện lực nâng, lực cản nhằm đảm bảo tính năng vận hành và điều khiển máy bay.
Phân tích áp suất phân bố biên dạng cánh máy bay ở góc tấn
Hệ số nâng, cản cánh theo góc tấn máy bay
Phân tích hệ số nâng phân bố theo tại các vị trí trên mặt cắt cánh máy bay
Thinksmart cung cấp các giải pháp gì về khí động học, mô phỏng kết cấu, CFD,… với đôị ngũ kỹ thuật hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc tại các tập đoàn lớn, cam kết đem lại chất lượng sản phẩm hoàn hảo nhất cho quý khách hàng với các giói giải pháp mô phỏng khí động học sau:
- Phân tích, tối ưu khí động học máy bay, ô tô.
- Thiết kế, mô phỏng turbine gió để tăng hiệu suất.
- Mô phỏng các dòng chảy lưu chất.
Khám phá các bài viết về mô phỏng của chúng tôi:
Phương Pháp Thiết Kế Dựa Trên Mô Phỏng Giúp Bạn Tiết Kiệm Thời Gian Và Tiền Bạc
Giải Pháp Công Nghệ Ô Tô Hàng Đầu Việt Nam Có Gì Nổi Bật Hơn Cả ?