HƠN 100 NĂM RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG KHÔNG
Lịch sử phát triển hơn 1 thế kỷ đầy những cột mốc thú vị, kể từ lúc chiếc máy bay đầu tiên được thử nghiệm thành công năm 1903 đến nay, ngành hàng không có những thay đổi không thể tin được về cả công nghệ hàng không lẫn dịch vụ.
Nội dung chính
- 1 Trước năm 1914: Thời kì sơ khai
- 2 Giai đoạn từ 1914-1918: Ngành hàng không trong Chiến Tranh Thế Giới Thứ I.
- 3 Giai đoạn từ 1918- 1963: Kỷ nguyên của Airmail (bưu phẩm gởi bằng máy bay)
- 4 Giai đoạn 1964-1973: Ngành hàng không phát triển
- 5 Giai đoạn 1973-1993: Khủng hoảng dầu mỏ và những thay đổi về chính sách
- 6 Giai đoạn 1994-2002: Sự phát triển của mô hình hàng không giá rẻ (Low-Cost Carriers)
- 7 Giai đoạn 2003-nay: Hồi phục và tăng trưởng
Trước năm 1914: Thời kì sơ khai
Ngành hàng không xuất hiện vào đầu những năm 1900, khi những nhà thiết kế máy bay ở một số quốc gia thành công trong việc thử nghiệm những chuyến bay đầu tiên. Vào ngày 17/12/1903, Orville và Wibur Wright đã phát minh thành công máy bay động cơ đầu tiên sau bốn năm nghiên cứu. Chuyến bay đầu tiên chỉ kéo dài trong 12 giây, với độ cao 37m tại Kitty Hawk, North Carolina.
Giai đoạn từ 1914-1918: Ngành hàng không trong Chiến Tranh Thế Giới Thứ I.
Khi Chiến Tranh Thế Giới Thứ I xảy ra, các nghiên cứu công nghệ hàng không chủ yếu tập trung đáp ứng nhu cầu sử dụng máy bay của cuộc chiến. Trong giai đoạn này, giá máy bay tăng rất nhanh vì nhu cầu cao từ chính phủ. Điểm nổi bật của ngành hàng không lúc bấy giờ là sự phát triển và cải tiến về công nghệ, động cơ máy bay. Thế hệ máy bay ngày càng mở rộng về kích cỡ và đã đạt tới 130 dặm/ giờ, nhanh gấp 2 lần với thế hệ máy bay trong giai đoạn trước. Vào cuối giai đoạn kết thúc Chiến Tranh Thế Giới Thứ I, nguồn cung máy bay vẫn dư thừa trong khi nhu cầu của chính phủ không còn. Giá máy bay suy giảm nghiêm trọng. Nhiều doanh nghiệp sản xuất máy bay phải tuyên bố phá sản. Ngành hàng không rơi vào suy thoái.
Trong giai đoạn này, đường sắt được chú trọng đầu tư và có tốc độ di chuyển ngang bằng với máy bay. Vì thế nhu cầu vận chuyển hàng khách và hàng hóa bằng đường hàng không vẫn chưa phát triển.
Giai đoạn từ 1918- 1963: Kỷ nguyên của Airmail (bưu phẩm gởi bằng máy bay)
Năm 1918, dịch vụ vận chuyển bưu phẩm bằng máy bay chính thức ra đời. Quân đội Hoa Kỳ đã chuyển giao trách nhiệm gởi bưu phẩm bằng máy bay cho bưu điện Hoa Kỳ (US Post Office). Bưu phẩm đầu tiên được gởi đi giữa Collage Park, Maruland và Chicago. Doanh thu từ dịch vụ Airmail là nền tảng để tiếp tục xây dựng và phát triển ngành hàng không trong những năm sau này.
Cũng trong giai đoạn này, chiếc máy bay phản lực đầu tiên được ra đời để phục vụ cho những chuyến bay đường dài. Máy bay phản lực đầu tiên được sản xuất cho mục đích quân sự tại Đức. Nhưng những năm sau đó được dùng cho mục đích thương mại. Công ty British Overseas Airway Corporation- hãng máy bay do chính phủ Anh thành lập đã khai thác tuyến bay giữa London và Johnnesburg vào năm 1952. Sáu năm sau, máy bay Boeing 707 ra đời, bắt đầu được sử dụng cho dịch vụ vận chuyển xuyên Đại Tây Dương. Đây cũng là dấu mốc mở ra kỷ nguyên mới của ngành hàng không.
Giai đoạn 1964-1973: Ngành hàng không phát triển
Giai đoạn này, ngành hàng không bắt đầu phát triển mạnh. Công nghệ hàng không cũng được nâng cao để sản xuất các loại máy bay chuyên chở người và hàng hóa. Số lượng hành khách và hàng hóa vận chuyển hàng không tăng mạnh và liên tục, cao gấp 2,7 lần so với giai đoạn trước. Tốc độ tăng trưởng của ngành bình quân đạt 10% năm.
Đón đầu xu hướng tăng của ngành, năm 1971, Federal Express Corp (Fedex) đã phát minh ra dịch vụ vận chuyển hàng hóa Door- to- Door bằng đường hàng không. Với cam kết đảm bảo hàng hóa được vận chuyển đúng hạn và đến tận nơi cho khách hàng.
Giai đoạn 1973-1993: Khủng hoảng dầu mỏ và những thay đổi về chính sách
Giai đoạn này, ngành hàng không trải qua hai sự kiện quan trọng, đó là khủng hoảng dầu mỏ và bãi bỏ những quy định ràng buộc từ chính phủ, khiến ngành hàng không trở nên cạnh tranh gay gắt hơn.
Khủng hoảng dầu mở năm 1975 khiến chi phí đầu vào của ngành hàng không tăng mạnh. Với chi phí nguyên liệu chiếm 40-60% chi phí đầu vào, giá dầu tăng khiến các doanh nghiệp vận tải hàng không bị suy giảm lợi nhuận. Thêm vào đó, việc các quốc gia phát triển bãi bỏ những quy định ràng buộc gia nhập ngành, dẫn đến sự cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt. Lợi nhuận của ngành giảm mạnh. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn chứng kiến sự tăng trưởng ngoạn mục về số lượng hành khách và số lượng sân bay trên thế giới.
Giai đoạn 1994-2002: Sự phát triển của mô hình hàng không giá rẻ (Low-Cost Carriers)
Vào những năm 1990, thế giới bước vào giai đoạn toàn cầu hóa, xác lập lại mô hình kinh doanh của ngành hàng không. Các doanh nghiệp sản xuất thế giới bắt đầu chuyển nhà máy sản xuất vào các quốc gia có chi phí nhân công rẻ nhằm cắt giảm chi phí. Đồng thời thành lập các công ty con và trung tâm phân phối nhằm mở rộng quy mô ở những khu vực khác trên thế giới. Thương mại điện tử cũng bắt đầu phát triển trong giai đoạn này.
Lúc này, ngành hàng không đã có sự thay đổi, các doanh nghiệp không ngừng mở rộng đội bay, cải thiện cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng và gia tăng vị thế cạnh tranh. Mô hình “hàng không giá rẻ” -Low Cost Carrier (LCC) bắt đầu phát triển. Mô hình này cung cấp dịch vụ bay cho khách hàng với giá thấp, gây áp lực giảm giá vé đối với các doanh nghiệp hàng không truyền thống. Việc ra đời của của LCC đã kích thích nhu cầu sử dụng dịch vụ bay nhiều hơn của người dân. Số lượng hành khách đã tăng khoảng 50%, từ 1,3 tỷ người năm 1994 lên 2 tỷ người năm 2000. Hệ số tải cũng tăng từ 66% lên 73% năm 2000.
Tuy nhiên, vào ngày 11/9/2001, cuộc khủng bố tại Mỹ đã khiến ngành hàng không rơi vào suy thoái. Bốn chiếc máy bay dân dụng chở hành khách được điều hành bởi hai hãng hàng không lớn của Hoa Kỳ là United Airlines và American Airlines, cất cánh từ sân bay Đông Bắc Hoa Kỳ đến California đã bị không tặc bởi 19 tên khủng bố AI- Qaeda. Hai chiếc máy bay trong số đó đã đâm vào tòa tháp Bắc Nam của khu phức hợp trung tâm thương mại thế giới tại thành phố New York. Ngành hàng không suy thoái trầm trọng, lượng hành khách di chuyển bằng đường hàng không đã giảm 19,8% trong năm 2001.
Giai đoạn 2003-nay: Hồi phục và tăng trưởng
Sau cuộc suy thoái năm 2001, ngành hàng không thế giới đã phục hồi và tăng trưởng lại. Lượng hành khách và sản lượng hàng hóa vận chuyển hàng không có tốc độ tăng trưởng bình quân lần lượt đạt 6,7%/năm và 3,5%/năm trong giai đoạn 2003-2017. Cần lưu ý trong giai đoạn này, ngành hàng không trải qua 3 cuộc suy thoái lớn:
Tháng 7/2003, đại dịch SARS bùng nổ, bắt đầu từ Hong Kong, sau đó lan khắp châu Á và trên toàn thế giới. Nhiều quốc gia đã ra lệnh cấm người dân đi đến các quốc gia khác nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Lượng hành khách trong giai đoạn này không tăng trưởng so với các năm trước đó.
Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009: khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ. Và lan rộng ra toàn cầu. Nguyên nhân sâu xa của cơn địa chấn tài chính này bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng và bất động sản tại Mỹ. Nền kinh tế suy thoái, lượng hành khách duy chuyển bằng đường hàng không thế giới năm 2009 giảm 10% so với năm 2008.
Tháng 12/2019, tâm dịch Covic-19 được phát hiện tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Sau đó nhanh chóng lan rộng trên toàn thế giới, tất cả các nước phải áp dụng các biện pháp hạn chế di chuyển. Dịch bệnh làm ảnh hưởng đến nền kinh tế trên toàn thế giới. Các chuyến bay cũng bị hạn chế. Dịch bệnh đã kéo dài hơn 2 năm, đến nay đã dần được khắc phục. Ngành hàng không đang dần phục hồi trở lại.
Hành trình một thế kỷ phát triển của một ngành, một sản phẩm để tở nên hiện đại như ngày nay đều bắt nguồn từ một ý tưởng, một khát vọng, và rất nhiều thử nghiệm.
Thinksmart- nhà cung cấp dịch vụ để tối ưu hóa thành công các thử nghiệm của bất kỳ ý tưởng nào!!!
Khám phá công nghệ phát triển hàng không vũ trụ
(Nguồn: Báo cáo ngành hàng không/-4/2018-CV:Ngô Trúc Quỳnh)
Có thể bạn quan tâm:
>> Công nghệ Scan 3d cho thiết kế nội thất xe hơi,
>> Dự báo về ngành ô tô, đo khuôn khổ lớn chỉ bằng một máy quét 3d cao cấp
>> Ứng dụng edem- giải pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp
>> Giải Pháp Kiểm Tra 3D Cho Ngành Đúc 3D
>> Chuyên gia nói gì về ngành công nghiệp ô tô trong năm 2022