Close

13/10/2021

Siêu Máy Tính Là Gì? Quản Lý Siêu Máy Tính Như Thế Nào Để Hiệu Quả?

     HPC Siêu máy tính (Supercomputer): Là 1 hệ thống tính toán rất mạnh mẽ với hiệu năng rất cao hơn rất nhiều lần so với một máy tính thông thường. Mục đích của công nghệ siêu máy tính dùng để giải quyết các bài toán rất lớn trong bài toán khoa học, kỹ thuật, dầu khí, ngân hàng…

Ở Việt Nam hiện nay có 2 thuật ngữ hay bị hiểu nhầm: Sever Siêu máy tính.

Nói đến Sever thường liên quan tới Storage (lưu trữ dữ liệu), ví dụ: Một công ty thường có một sever tổng để lưu trữ dữ liệu các thành viên làm việc trên sever đó. Còn khi nói đến HPC thì phải nhắc đến khả năng tính toán hiệu năng rất cao.

Một số ứng ứng của siêu máy tính như: Phân tích Gen di truyền, tính toán trong thiên văn vũ trụ, dự báo biến đổi khí hậu, dự báo thời tiết, phân tích mô phỏng khí động học, mô phỏng va chạm, tính toán dữ liệu lớn trong ngân hàng….

Siêu máy tính dùng hệ điều hành gì?

Hiện nay hầu hết các Supercomputer trên thế giới dùng hệ điều hành Linux.

Linux là một hệ điều hành mã nguồn mở. Điều này cho phép người dùng có thể tùy chỉnh theo nhu cầu sử dụng (nếu có khả năng về lập trình).

Các bản phân phối Linux phổ biến bao gồm Debian, Fedora, và Ubuntu. Các bản phân phối thương mại bao gồm Red Hat Enterprise Linux, Centos và SUSE Linux Enterprise Server.

Có thể gộp nhiều máy tính để bàn thành một siêu máy tính hay không?

Đã có rất nhiều dự án trên thế giới và cả trong nước nghiên cứu về đề án này. Nhưng vẫn chưa cho thấy kết quả khả quan trong quá trình tính toán khi kết nối nhiều máy tính để bàn lại với nhau. Lý do lớn nhất là vì khi kết nối những máy tính sẽ được truyền qua dây Lan. Đây là lý do lớn nhất vì dây Lan có độ trễ khi truyền dữ liệu giữa các máy với nhau. Điều này dẫn tới việc tính toán không nhanh hơn mà có thể chậm hơn khi không kết nối.

Siêu máy tính có những loại nào?

Bao gồm 2 loại:

– Loại thứ nhất: Kiểu điện toán tập trung (Computer Cluster), loại siêu máy tính này bao gồm một hệ thống bao gồm nhiều CPU đặt gần nhau. Những CPU này thường nằm trong nhiều máy tính giống nhau. Người ta coi hệ thống này như là một siêu máy tính duy nhất. Loại siêu máy tính này chiếm hơn 80% Supercomputer trên thế giới.

Kiểu điện toán tập trung

– Loại thứ hai: Sử dụng nhiều máy tính nhỏ đặt xa nhau về khoảng cách địa lý. Chúng được kết nối với nhau thành một mạng lưới thông qua một máy chính (Control Node). Máy chính có nhiệm vụ điều khiển và phân bổ tác vụ cho các máy con xử lý.

Lưu ý: tất cả các phần mềm muốn sử dụng 2 dạng máy tính này bắt buộc phải tích hợp tính toán song song, nếu không sử dụng siêu máy tính sẽ vô nghĩa.

Quản lý siêu máy tính như thế nào để hiệu quả công việc?

Việc vận hành một Supercomputer để tạo hiệu quả công việc là một công việc không hề đơn giản. Quá trình này phải sắp xếp công việc trước sau, deadline… rất phức tạp, đòi hỏi chuyên môn về siêu máy tính và lập trình.

Do vậy phần mềm quản lý siêu máy tính đã ra đời, mục đích phục vụ việc lập lịch tính toán một cách hiệu quả nhất giảm bớt chi phí vận hành và tăng thời gian tính toán.

Tại sao dùng phần mềm lập lịch tính toán PBS?

Quy trình vận hành của PBS bao gồm: lên danh sách công việc, sắp xếp thứ tự ưu tiên, chuyển job cho từng siêu máy tính để tính toán, nhận kết quả chuyển tới users.

Truy cập nhanh, đơn giản vào HPC

Các nhà khoa học, kỹ sư và nhà nghiên cứu cần một giao diện đơn giản, mạnh mẽ và tự do tập trung vào các hoạt động cốt lõi. Altair PBS cung cấp các công cụ cộng tác dữ liệu dễ dàng và dễ tiếp cận, trực quan hóa từ xa mà không cần tải xuống lớn. Cũng như khả năng gửi và giám sát công việc trên các đám mây và cụm từ xa.

Quản lý khối lượng công việc hàng đầu trong ngành

Từ mô phỏng vật lý đến khám phá khoa học và thiết kế chip tiên tiến nhất hiện nay, các tổ chức sáng tạo nhất hiện nay sử dụng bộ quản lý Altair PBS Works – bao gồm Altair® PBS Professional® và Altair® Grid Engine® – để lên lịch, điều chỉnh và tăng tốc khối lượng công việc HPC.

Bài viết liên quan:

>>Giải Pháp Tối Ưu Hóa Hệ Thống Đa Vật Lý

>>Ứng Dụng Thả Rơi Trong Mô Phỏng

>>Lực Đẩy Drone Cải Tiến Thiết Kế Dựa Trên Mô Hình Phát Triển

.
.
.
.